Họp góp ý dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Luật Chuyển đổi giới tính

Thu Phương Đăng vào 05/11/2021 Tin hoạt động của Vụ

Tiếp theo cuộc họp ngày 22/10/2021, Vụ Pháp chế tiếp tục tổ chức Hop góp ý dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Luật Chuyển đổi giới tính ngày 5/11/2021 sau khi chỉnh sửa ý kiến góp ý của Đại biểu tham dự họp dưới sự chủ trì của Ths. Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế. 

Tại cuộc họp Bà Phạm Thị Hảo, Chuyên viên Vụ Pháp chế đã trình bày dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách Luật Chuyển đổi giới tính. 

Các đại biểu tham dự cuộc họp đều nhất trí việc Lựa chọn giải pháp 2 là tôn trọng quyền tối ưu của người chuyển đổi giới tính, đồng thời bảo đảm được quyền lợi của người chuyển giới và giảm được chi phí cho người đề nghị chuyển đổi giới tính, giảm được phân biệt kỳ thị cho chính bản thân người có nhu cầu chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên cũng cần đánh giá chính sách này một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn, đặc biệt đối với nội dung về can thiệp y học hay không đối với người chuyển đổi giới tính. 

Bên cạnh đó, tình trạng hôn nhân: Nếu người chuyển đởi giới tính mà họ đang trong quan hệ hôn nhân mà muốn chuyển đổi giới tính phải ly hôn. Nếu lựa chọn giải pháp 2 thì các giải pháp sau phải rà soát, lựa chọn để bảo đảm, phù hợp với giải pháp đã lựa chọn xuyên suốt trong báo cáo tác động.

Trên cơ sở ý kiến của các thành viên tham dự cuộc họp, Ths. Đinh Thị Thu Thủy - chủ trì cuộc họp kết luận như sau:

Một, điều kiện của Phương án 1 của Chính sách Các trường hợp công nhận là người chuyển đổi giới tính: Bổ sung quyền của người tự quyết quy định cụ thể độ tuổi, cơ thể hoàn chỉnh, tình trạng độc thân.

Hai, bổ sung danh mục cơ sở Khám chữa bệnh được công nhận (trách nhiệm công bố của các cơ sở);

Ba, đối với Chính sách 1.

+ Giải pháp 1 đưa lên đầu tiên

+ Giải pháp 2 can thiệp 1 phần

+ Giải pháp 3 can thiệp toàn bộ và triệt sản

Bốn, tại Trang 8: 90 quốc gia sửa thành 70 quốc gia, bao nhiêu % cơ sở tự quyết, bao nhiêu % cơ sở yêu cầu can thiệp y học cần nêu rõ ràng và cụ thể

Năm, chính sách 1: Bất cập 11 nước trước đây yêu cầu can thiệp nhưng sau đã ko yêu cầu

Sáu, đánh giá tác động chính sách đưa giải pháp 1 lên và không gộp. - Một số nhận định ban soạn thảo sẽ cân nhắc rà soát và xem lại./.

Toàn cảnh cuộc họp

Tin khác