Sáng ngày 06/12/2022, tại Bộ Y tế, Vụ Pháp chế đã tổ chức họp góp ý Luật Chuyển đổi giới tính dưới sự chủ trì của Ths. Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế với sự tham dự của đại diện các Bộ: Tư pháp, lao động, thương binh và xã hội, công an, Quốc phòng, nội vụ và một số Bộ có liên quan; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Y tế như Cục Quản Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục
Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em; Đại diện một số Bệnh viện: Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Bệnh viện Nội tiết; Trường Đại học Y Hà Nội (Bộ môn Ngoại); Đại diện Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA); Trung tâm Hỗ trợ các Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI); Đại diện Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE); Đại diện Tổ chức IT'S T TIME; Đại diện tổ chức GIZ; Đại diện một số bạn trong cộng đồng LGBT và một số chuyên viên Vụ Pháp chế và chuyên gia, tổ chức có liên quan.
Tại Cuộc họp, các đại biểu đã được nghe đại diệnVụ Pháp chế trình bày dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách Dự án Luật Chuyển đổi giới tính - Chính sách 5 và quy định về quyền, nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính, thẩm quyền công nhận người chuyển đổi giới tính.
Các đại biểu tham dự cuộc họp đã tham gia nhiều ý kiến liên quan đến cải chính hộ tịch, thay đổi hộ tịch, quyền thay đổi thông tin hộ tịch, ...
Đại diện Viện khoa học pháp lý cho biết:
Có hay không có can thiệp y tế cũng là giấy công nhận giới tính mới. Vậy xử lý như thế nào. Nên theo phương án 1 không nên quy định thủ tục phức tạp cho người chuyển đổi giới tính và đây có phải giới hạn quyền không. Chính sách 5 cần nghiên cứu kỹ hơn vì có quyền nghĩa vụ liên quan đến việc thay đổi giấy tờ của họ và có những quyền nghĩa vụ chưa biết theo giới tính mới hay giới tính cũ.
Quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ cha mẹ con: Về mặt pháp lý giấy tờ không thay đổi. Sau khi có con thì giấy tờ của con theo giới tính mới. Như vậy trong một gia đình sẽ như thế nào và xưng hô như thế nào. Trong tạm giữ, tạm giam thi hành án hình sự và trong quyền tạm giữ, tạm giam còn thiếu, chưa có quy định giam giữ cho cha mẹ đơn thân, trẻ em LGBT và phải bao gồm cả trường hợp họ chưa được công nhận giới tính mới hoặc chưa can thiệp y tế.
Pháp luật thể dục thể thao phải có định hương, có 5 giải pháp cân nhắc:
+ Theo giới tính cũ
+ Theo giới tính mới các tất cả các môn;
+ Theo giới tính mới nhưng có đặc thù một số môn yêu cầu thể lực;
+ Riêng đối với người chuyển đổi giới tính
+ Phân chia theo can thiệp y tế
Pháp luật lao động: liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu. Nếu chuyển đổi giới tính sau khi nghỉ hưu thì có được hồi tố về độ tuổi nghỉ hưu. Nghĩa vụ quân sự: liên quan đến mức độ can thiệp y tế. Xem xét quyền, nghĩa vụ theo giới tính mới hay cũ phải đặt trong quan hệ với chính sách 4 về mức độ can thiệp y học.
Đề nghị bổ sung: Quyền, nghĩa vụ tham gia tư vấn về mặt pháp lý. Nên bổ sung vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh người chuyển đổi giới tính được hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau khi can thiệp y học. Đối với thủ tục khám xét, khám người theo thủ tục hành chính cũng phải có quy định đối với người chuyển đổi giới tính để bảo đảm quyền cho người chuyển đổi giới tính.
Kết thúc cuộc họp, Ths. Đinh Thị Thu Thủy cho biết:
Tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, theo đõ sẽ nghiên cứu, rà soát đối với chính sách 5 để làm rõ các vấn đề liên quan đến người chuyển đổi giới tính sau khi được công nhận như vấn đề cha, mẹ con, nghỉ hưu, thi đấu thể thao, văn bằng, chứng chỉ…
- Đối với vấn đề tư vấn pháp lý sẽ tiếp thu và làm rõ.
- Nội dung về thay đổi: Sẽ rà soát lại vấn đề thay đổi văn bằng, chứng chỉ, tài sản và sẽ tính toán đến phương thức giải quyết quy định trong Luật mà vẫn bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước.