Họp góp ý Kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Thu Phương Đăng vào 14/10/2021 Tin hoạt động của Vụ

Ngày 13/10/2021, tại Bộ Y tế, Ths. Trần Thị Trang Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã chủ trì họp Kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Tham dự cuộc họp có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Y tế: Cục An toàn thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế, Vục Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Vụ Truyền thông Thi đua và Khen thưởng; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế; Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Viện dinh dưỡng và các chuyên gia. 

Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự đã đưa ra các góp ý về các nội dung sau: 

1. Cho ý kiến từng hoạt động sẽ mời thêm cơ quan nào, lộ trình thực hiện chi tiết của các hoạt động.

 2. Ngoài các nội dung chính các đại biểu có thể gợi mở các nội dung, cho định hướng, gợi ý thiết kế đề cương báo cáo gửi tất cả các cơ quan (cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn)

3. Góp ý về kết cấu, các mốc thời gian khả thi để trình Chính phủ. 

Bà Đỗ Hồng Phương - Chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF cho biết: 

- Nhất trí với các hoạt động truyền thông để tăng cường thực thi Nghị định 09/2016/NĐ-CP và Viện Dinh dưỡng chủ trì là hợp lý. Tuy nhiên các tài liệu cần chi tiết hơn.

- Sau khi trình Báo cáo lên Chính phủ cần thiết đề xuất một cuộc họp để giải trình, thời điểm có thể là cuối năm 2021 sau khi có đánh giá nhanh.

- Nhất trí với các cuộc đối thoại với tổ chức cá nhân: nhất trí nhưng đồng thời phải có cả các cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ có thể hiểu được lý do đề nghị tiếp tục thực hiện các quy định của Nghị định 09/2016/NĐ-CP

- Hoạt động thứ 3 để nghị sửa lại chi tiết là thực trạng bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, đề nghị đưa hoạt động này vào năm 2022 sớm hơn so với dự thảo kế hoạch vì đã có rất nhiều bằng chứng quốc tế và trong nước về thực trạng bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

- Các đánh giá chi phí có thể sử dụng các tư liệu của thế giới đã làm rồi; đánh giá thực trạng bổ sung vi chất, kết quả đối với trẻ em thì đã có rồi (Tổng điều tra dinh dưỡng về thực trạng trẻ thiếu vi chất, người dân và phụ nữ mang thai)

- Cần xác định mục đích tiếp theo là gì sau khi thực hiện đánh giá này

- Thanh tra kiểm tra nhất định phải có sau khi được Chính phủ quyết định

- Thời gian đồng ý là trình sớm nhanh nhất có thể , phải có mục tiêu kép để làm. Bộ Y tế đc giao là đầu mối, có thể kết hợp các bộ ngành khác liên quan, việc sửa đổi Nghị đinh 09/2016/NĐ-CP cần nhất quán nhưng thật ra vẫn chưa thực hiện nghiêm chỉnh, sửa thì sẽ lại rất mất thời gian. Có thể xây dựng tài liệu hướng dẫn.

- Về việc cung cáp bằng chứng: đã có rồi dựa trên các nghiên cứu của quốc tế, cập nhật rà soát lại, thực trạng bổ sung dinh dưỡng đã có sẵn.

- Tình trạng ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em rất rõ tại Tổng điều tra dinh dưỡng tỷ lệ toàn dân sử dụng muối i ốt phòng bệnh dưới 45%. 

Các đại biểu tham dự họp cũng nhất trí với việc:

- Bám sát nhiệm vụ đc giao tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP năm 2018 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo và ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thực hiện triển khai đánh giá và đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi

- Về phần đầu bài phải dẫn ra các nhiệm vụ của Bộ Y tế tại

+ Nghị quyết 19 năm 2018 giao Bộ Y tế + Nhiệm vụ được giao tại công văn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 16/11/2019 (nhiệm vụ về truyền thông, nghiên cứu Nghị định)

+ Yêu cầu quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp luật: Bộ Y tế và các bộ ngành có trách nhiệm theo dõi đánh giá thi hành pháp luật, Bộ Y tế ban hành kế hoạch này, trong đó không khẳng định sửa hay không sửa Nghị định mà chỉ nêu đánh giá để Chính phủ xem xét quyết định

- Mục đích yêu cầu: phải thể hiện được nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, và các nhiệm vụ thường xuyên theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Y tế, cần nêu rõ các kết quả hoạt động thời điểm thời gian thực hiện

- Dự kiến tiến độ hoạt động và trách nhiệm thực hiện: sửa tiêu đề là Các nhiệm vụ hoặc nội dung hoạt động và tiến độ trách nhiệm thực hiện

- Xây dựng nội dung và cung cấp bằng chứng cần liệt kê các vấn đề như: tổng quan đánh giá về văn bản quy phạm pháp luật, tổng quan đánh giá về tình hình thực hiện, các báo cáo soạn thảo trước khi trình, các hoạt động thông tin truyền thông, các hoạt động trình chính phủ về nội dung liên quan đến kết quả, tiếp tục truyền thông triển khai, thanh tra...

- Về hoạt động truyền thông: đối tượng truyền thông cần bảo đảm cho người dân hiểu, doanh nghiệp để tuân thủ, quản lý nhà nước để hoạch định chính sách, cơ quan báo chí để phối hợp thông tin tuyên truyền. nội dung truyền thông phải chi tiết hơn. Nội dung truyền thông 3 nội dung:

+ Truyền thông về tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và nhu cầu cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

+ Truyền thông các lợi ích của vi chất dinh dưỡng về mặt sức khỏe, xã hội;

+ Truyền thông trách nhiệm của các cơ quan tổ chức liên quan đến vấn đề này.

- Về phương thức truyền thông thì có thể tổ chức dưới hình thức hội thảo, hội nghị tọa đàm để vận động, hoặc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể xây dựng tài liệu, viết bài, cung cấp thông tin cho các nhà báo. Cơ quan chủ trì cần cụ thể hơn như Viện Dinh dưỡng, Vụ Pháp chế phải làm những gì liên quan đến tập huấn, thông tin cho các nhà báo, Vụ Thông tin truyền thông có thể trình bày tại các giao ban báo chí, truyền thông trên mạng xã hội hoặc các ứng dụng của Bộ Y tế, các hoạt động của Hội thảo hội nghị có thể lồng các nội dung vào...cơ quan làm truyền thông có thể đa dạng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc

- Về hoạt động Cung cấp bằng chứng: phần 1 chỉ là Tổng quan tài liệu hoặc tổng quan tác động của việc thực hiên Nghị định 09/2016/NĐ-CP đối với 2 đối tượng là doanh nghiệp và người dân, có thể chỉ là 1 phần tập hợp và cập nhật cung cấp thông tin về tác động sau khi triển khai, nàm trong đề cương yêu cầu các cơ quan đơn vị tổ chức nên không đưa ra 1 mục, không nên đưa ra thành 1 báo cáo

- Tổng hợp về chi phí hiệu quả nên sửa thành Tổng hợp các số liệu và cập nhật thông tin sẵn có liên quan đến chi phí lợi ích tăng cường vi chất dinh dưỡng, tổng quan kinh nghiệm y tế sẵn có. Nội dung này đề nghị sẽ do Viện Chiến lược và Chính sách y tế chủ trì

- Viện Dinh dưỡng phối hợp Bệnh viện Nội tiết: Thực trạng bổ sung vi chất vào thực phẩm và hậu quả liên quan đến sức khỏe của việc thiếu vi chất dinh dưỡng (2 mục riêng của báo cáo)

- Bổ sung nội dung liên quan đến cung cấp bằng chứng về tài liệu tổng quan mô hình bệnh tật liên quan đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đối với bà mẹ trẻ em và người dân. Đề nghị Viện Dinh dưỡng hỗ trợ phần nội dung này

- Nội dung về hiệu quả việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đối với dự phòng vi chất dinh dưỡng, có thể để trong báo cáo tổng quan hay mục riêng?

- Tác động của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đối với doanh nghiệp để cho thấy những vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải có thể gải quyết được

- Tổ chức khảo sát thi hành tại một số địa phương đề nghị bổ sung thêm thành phần các đơn vị chức năng của Chính phủ, các đơn vị bộ ngành

- Báo cáo chỉ cần 3 loại là Báo cáo rà soát bổ sung vi chất dinh dưỡng và các kiến nghị giải pháp; Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định 09/2016/NĐCP; Tổng hợp tiếp thu giải trình các ý kiến của cơ quan tổ chức cá nhân

- Ngoài ra cần xây dựng

+ Tờ trình Chính phủ, trong đó dự thảo nội dung để đưa vào phiên họp thường kỳ của Chính phủ, trong đó có nội dung tiếp tục thực hiện Nghị đinh 09/2016/NĐ-CP

+ Xây dựng Đề cương để thu thập thông tin báo cáo tình hình 5 năm thực hiện (nêu thành 1 mục)

+ Công văn gửi các bộ ngành có liên quan để báo cáo thực hiện 5 năm

- Đối thoại với các doanh nghiệp tổ chức cá nhân sẽ nằm ở phần tuyên truyền: tổ chức các hội thảo hội nghi tọa đàm, sẽ chia ra hội thảo bộ ngành, hội thảo các doanh nghiệp, hội thảo chuyên gia (cụ thể các nội dung và đối tượng)

- Thanh tra kiểm tra sẽ dự kiến nội dung không quá cụ thể như: sẽ tiếp tục phân công nhiệm vụ của các bộ ngành theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP và Nghị quyết của Chính phủ

- Bổ sung đề xuất các văn bản tổ chức thực hiện (thông tư) hoặc tài liệu hướng dẫn để tăng cường thực thi Nghị định 09/2016/NĐ-CP

- Bổ sung các hành vi vi phạm Nghị định 09/2016/NĐ-CP vào Nghị định xử phạt vi phạm hành chính

- Thời điểm trình: quý I năm 2022 Thời gian cần làm chi tiết, cụ thể đến thời gian là tháng: sản phẩm dự kiến sẽ chi tiết hơn, bổ sung các viện và bệnh viện trực thuộc bộ, sự phối hợp của các tổ chức trong việc tăng cường thực thi Nghị định 09/2016/NĐ-CP./.

Tin khác