Họp góp ý dự thảo Luật Chuyển đổi giới tinh

Thu Phương Đăng vào 22/10/2021 Tin hoạt động của Vụ

Ngày 22/10/2021, dưới sự chủ trì của Ths. Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Vụ Pháp chế đã tổ chức Họp góp ý dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính tại Hà Nội. 

Tham dự Hội thảo có các đại biểu là đại diện của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Đại diện một số Bệnh viện như: Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Đức; Đại diện các tổ chức UN WOMEN, ISEE, SCDI, ISDS, IT'S T TIME. 

Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe bài trình bày về Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính. Qua đó, các đại biểu có thông tin để góp ý cho các quy định của Dự thảo Luật trên.

Các đại biểu tham dự cuộc họp đã đóng góp nhiều ý kiến xung quanh các quy định về phương án không bắt buộc phải can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tiếp cận với xu hướng các nước hiện nay về công nhận quyền tự quyết nhận diện giới, Thời gian 06 tháng là phù hợp để tránh việc lợi dụng hoặc có thời gian suy nghĩ thấu đáo; Vấn đề công nhận đối với người đã can thiệp thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước thời điểm Luật có hiệu lực nên xem xét ko cần quy trình đến Bệnh viện thực hiện lại; Thay đổi giấy tờ hộ tịch: Trong luật nên giải thích cụ thể như thế nào về chuyển đổi giới tính; Giới tính sinh học hoàn thiện có thể diễn đạt là người có giới tính sinh học điển hình; Điều 7 điều kiện phẩu thuật ngực, bộ phận sinh dục bổ sung thêm 1 khoản nữa là nếu có chống chỉ định phẫu thuật bộ phận sinh dục thì không cần; Khoản 1 Điều 13 nên để sang thông tư hướng dẫn; Bức bối giới, phiền muộn giới vì đây là xác định một người có nhận diện giới khác với giới tính hiện có nên không cần tiêu chuẩn này; Nhất trí bỏ DSM-V trong dự thảo. ...

Kết luận cuộc họp, Bà Đinh Thị Thu Thủy cho biết Hội thảo hôm nay Vụ Pháp chế đã học hỏi được rất nhiều về kinh nghiệm pháp luật quốc tế về vấn đề chuyển đổi giới tính để từ đó xây dựng Dự án Luật phù hợp và bảo đảm được quyền lợi cho người chuyển đổi giới tính Về công nhận can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sẽ đưa thêm phương án không cần thực hiện can thiệp y học và sẽ đưa ra các bằng chứng về kinh nghiệm, pháp luật quốc tế, tuy nhiên vẫn cần có cơ chế để kiểm soát cho phù hợp với thực tiễn điều kiện Việt Nam. Cụ thể các nội dung dự kiến sẽ sửa đổi như sau:

- Độ tuổi sử dụng hoocmon cũng sẽ ko thể thay đổi lại được mà đây là quyền nhân thân nên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em

- Tình trạng hôn nhân để như dự thảo để tránh xung đột pháp luật

- Tiêu chuẩn tâm lý sẽ xem xét tham khảo hướng dẫn của WHO

- Giải thích từ ngữ bổ sung phiền muộn giới

- Người đề nghị chuyển đổi giới tính là ng có giới tính sinh học hoàn thiện, tự nguyện

- Đề nghị chỉnh sửa lại quy định về giải thích từ ngữ tại khoản 3 giới tính sinh học hoàn thiện là giới tính khi sinh, bổ sung thêm khái niệm phiền muộn giới

- Bỏ điểm c Khoản 2 Điều 4

- Bổ sung tại Điều 10 thêm chuyên khoa Nhi

- Điều 4 Khoản 1 bổ sung điều kiện vê đăng ký kết hôn

- Bỏ ISM theo năm đi, có thể sửa là cập nhật theo ISM hiện hành

- Khoản 3 Điều 14 theo chỉ định của bác sỹ

- Điều 16 vẫn để 2 phương án là phương án bổ sung thêm độ tuổi là 18 tuổi trở lên và phương án bổ sung thêm các trường hợp điều kiện tay đổi 1 lần rồi lại muốn đổi lại.

 Rất mong trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức như UN, SCDI...cho quá trình vận động xây dựng Dự án Luật và cung cấp các bằng chứng phục vụ cho quá trình xây dựng Luật./.

Tin khác