Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống

Minh Hường Đăng vào 21/12/2020 PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Theo Ths. Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - thành viên ban soạn thảo Tổ phó Tổ biên tập Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, Luật trên đã mang lại tín hiệu tích cực đối với xã hội.

Ths. Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

          PV: Thưa bà Trang sau 1 năm triển khai Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, bà đánh giá gì tác động của Luật với xã hội?

Mặc dù Luật mới được ban hành và có hiệu lực 01 năm nhưng việc tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia rất tích cực, nên việc nắm bắt quy định của người dân, ý thức của người dân trong sử dụng rượu bia đã được nâng lên. Thói quen uống rượu, bia hay ép buộc uống rượu, bia hay trẻ em uống rượu, bia đã giảm dần. Xử phạt về tai nạn giao thông cũng đã giảm rất nhiều

          PV: Thưa bà Trang, bà đánh giá gì về sự đồng bộ trong việc triển khai từ luật cho tới Nghị định?

          Đối với Luật thì ngay sau khi Luật ban hành thì CP và các bộ ngành đã ban hành các văn bản kịp thời như NĐ 100, NĐ 24 và TT về sản xuất rượu thủ công, các tỉnh kịp thời ban hành kế hoạch triển khai do đó việc triển khai Luật được đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền Luật đẩy mạnh rất kịp thời từ các phương tiện thông tin đại chúng cả quy định của Luật và Nghị định. Mức độ tiếp cận của người dân là kịp thời.

Các quy định xử phạt là công cụ chế tài mạnh để triển khai Luật trong cuộc sống và phù hợp với Luật.

          PV: Chúng ta cần có giải pháp gì đẩy mạnh triển khai luật vào cuộc sống?

          Với bất kỳ chính sách nào để Luật đi vào cuộc sống thì công tác tuyên truyền, phổ biến vận động các quy định của pháp luật đến người dân là cần thiết để người dân có thể hiểu được các quy định, nắm được các lợi ích của việc thực hiện các quy định để từ đó xây dựng thói quen cho người dân.

          Đồng thời có sự đồng bộ từ tuyên truyền phổ biến đến thanh tra kiểm tra giám sát đều phải đồng bộ

          Có tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu vì có yếu tố quyền lực, phân công trách nhiệm, đôn đốc quản lý.

          Ở Tỉnh nào có sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh thì hiệu quả triển khai tốt với hàng loạt kế hoạch được ban hành.

          Bảo đảm các nguồn lực triển khai trong đó bố trí kinh phí, phối hợp nhân lực không chỉ của cơ quan QLNN mà còn của truyền thông và các tổ chức.

          Huy động sức mạnh trên mạng xã hội cũng là một trong những biện pháp Luật đi vào cuộc sống.

          Cuối cùng là ý thức của người dân trong tuân thủ pháp luật được nâng cao.

Trân trọng cảm ơn Ths Trang đã trả lời phỏng vấn./.

Tin khác