Quy trình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Đăng vào 22/07/2019 KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VBQPPL

 

 

 

 

BỘ Y TẾ

VỤ PHÁP CHẾ

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH

Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về y tế

 

QT.KTXL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người viết

Người kiểm tra

Người phê duyệt

Họ và tên

Nguyễn Thị Minh Hường

Trần Thị Trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Text Box:  
BỘ Y TẾ
VỤ PHÁP CHẾ






QUY TRÌNH
Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về y tế

QT.KTXL








	Người viết	Người kiểm tra	Người phê duyệt
Họ và tên	Nguyễn Thị Minh Hường	Trần Thị Trang	
Ký
 

 

 

 

 

 

VỤ PHÁP CHẾ

 

 

QUY TRÌNH

Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về y tế

 

Mã số: QT.PC 01.

 

Ngày ban hành:     /    /2018

 

Lần sửa đổi: 00

 

Tổng số trang:

 

 

  1. Người có liên quan phải nghiên cứu và thực hiện đúng các nội dung của quy định này.
  2. Nội dung trong quy định này có hiệu lực thi hành như sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế.
  3. Mỗi đơn vị chỉ được phân phối 01 bản (có đóng dấu Bộ Y tế). Khi các đơn vị có nhu cầu phân phối thêm tài liệu phải đề nghị với thư ký ISO để có bản đóng dấu có kiểm soát. File mềm được cung cấp trên mạng nội bộ để chia sẻ thông tin.

NƠI NHẬN (ghi rõ nơi nhận rồi đánh dấu X ô bên cạnh)

Lãnh đạo Bộ

 

 

Các đơn vị thuộc Bộ

 

 

 

THEO DÕI TÌNH TRẠNG SỬA ĐỔI (tình trạng sửa đổi so với bản trước đó)

Trang

Hạng mục sửa đổi

Tóm tắt nội dung hạng mục sửa đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. MỤC ĐÍCH

Thống nhất việc thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về y tế kể từ khi tiếp nhận đến khi hoàn tất quá trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ tham gia trong quá trình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về y tế.              

3. TÀI LIỆU THAM CHIẾU

3.1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

3.2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. ĐỊNH NGHĨA

4.1. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong quy trình này bao gồm hoạt động tự kiểm tra các văn bản do Bộ Y tế ban hành và hoạt động kiểm tra văn bản do các cơ quan, tổ chức khác ban hành có liên quan đến y tế bao gồm các bước từ lên lập danh mục kiểm tra, phân công người thực hiện kiểm tra, thực hiện kiểm tra, lập phiếu kiểm tra, tổng hợp kết quả kiểm tra, gửi kết quả kiểm tra và theo dõi kết quả kiểm tra.

4.2. Người được phân công kiểm tra là chuyên viên hoặc cộng tác viên thực hiện việc kiểm tra văn bản do Vụ trưởng Vụ Pháp chế phân công.

4.3. Các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, xử lý

4.3.1.Văn bản thuộc phạm vi tự kiểm tra của Bộ Y tế:

a) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế; thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội ban hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 chưa bị hủy bỏ, bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản khác;

d) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về y tế do Bộ Y tế ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư, thông tư liên tịch;

e) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về y tế do Bộ Y tế ban hành nhưng không đúng thẩm quyền;

g) Văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành.

4.3.2. Văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành có liên quan đến thuộc phạm vi kiểm tra của Bộ Y tế:

a) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

c) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ban hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 mà chưa bị hủy bỏ, bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản khác;

e) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về y tế do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư, thông tư liên tịch;

g) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về y tế do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành nhưng không đúng thẩm quyền;

h) Văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế;

i) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về y tế do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân;

k) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về y tế do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhưng không đúng thẩm quyền

l) Văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế.

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1. Lưu đồ

Trách nhiệm

Nội dung công việc

TL/HS/BM

Chuyên viên đầu mối công tác kiểm tra văn bản

 

 

Lập danh mục văn bản kiểm tra

Oval: Lập danh mục văn bản kiểm tra

Theo dõi thực hiện sau kiêm tra

Oval: Theo dõi thực hiện sau kiêm tra

Gửi kết quả kiểm tra đến các đơn vị có

liên quan

Oval: Gửi kết quả kiểm tra đến các đơn vị có 
liên quan

Phê duyệt kết quả kiểm tra

Oval: Phê duyệt kết quả kiểm tra

  Phân công người kiểm tra

Oval: Phân công 
người kiểm tra

Tổng hợp kết quả kiểm tra

Oval: Tổng hợp kết quả kiểm tra

     Thực hiện kiểm tra và lập phiếu kiểm tra

Oval: Thực hiện kiểm tra và 
lập phiếu kiểm tra

5.2.1

 

Lãnh đạo Vụ

 

5.2.2

Người được phân công kiểm tra

 

5.2.3

Chuyên viên đầu mối công tác kiểm tra văn bản

 

5.2.4

 

Lãnh đạo Bộ


5.2.5

 

Văn thư Vụ

 

5.2.6

Chuyên viên đầu mối công tác kiểm tra văn bản 

 

5.2.7

5.2 Diễn giải lưu đồ

5.2.1 Lập danh mục văn bản kiểm tra

Chuyên viên phụ trách công tác kiểm tra văn bản của Vụ Pháp chế (sau đây gọi tắt là chuyên viên đầu mối) thực hiện việc lập danh mục văn bản trong phạm vi kiểm tra thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế.

 

5.2.2. Phân công người kiểm tra

Căn cứ danh mục văn bản thuộc diện kiểm tra đã được lập, chuyên viên đầu mối trình Vụ trưởng Vụ Pháp chế phân công cho các chuyên viên trong Vụ Pháp chế để thực hiện việc kiểm tra.

5.2.3. Thực hiện kiểm tra và lập phiếu kiểm tra

Người được phân công kiểm tra tiến hành kiểm tra văn bản và lập phiếu kiểm tra văn bản, trong đó ghi rõ nội dung có dấu hiệu trái pháp luật so với văn bản làm căn cứ để kiểm tra và nêu rõ hướng xử lý văn bản đó (nếu có).

5.2.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra

Sau khi thực hiện kiểm tra, người được phân công kiểm tra văn bản chuyển phiếu kiểm tra văn bản cho chuyên viên đầu mối để tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra trình Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét.

5.2.5. Phê duyệt kết quả kiểm tra

Sau khi Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét báo cáo kết quả kiểm tra, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kết quả kiểm tra.

5.2.6. Gửi kết quả kiểm tra đến các đơn vị có liên quan

Văn thư Vụ gửi kết quả kiểm tra đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt đến các đơn vị có liên quan.

5.2.7 Theo dõi thực hiện sau kiểm tra

Sau khi thông báo kết quả kiểm tra đến các đơn vị được kiểm tra, chuyên viên đầu mối phải tiến hành theo dõi, tổng hợp thông tin phản hồi về báo cáo kết quả kiểm tra.

6. HỒ SƠ CỦA QUY TRÌNH

STT

Tên hồ sơ

Trách nhiệm lưu

Thời hạn lưu

Nơi lưu

1.

Phiếu kiểm tra

Người được phân công kiểm tra

Năm

Hồ sơ

cá nhân

2.

Văn bản được kiểm tra

Người được phân công kiểm tra

Năm

Hồ sơ

cá nhân

3.

Công văn (nếu có)

Chuyên viên đầu mối

Năm

Hồ sơ

cá nhân

4.

Kết luận kiểm tra

Chuyên viên đầu mối

Năm

Hồ sơ

cá nhân

5.

Thông tin phản hồi sau kiểm tra

Chuyên viên đầu mối

Năm

Hồ sơ

cá nhân

6.

Danh mục văn bản kiểm tra

Chuyên viên đầu mối

Năm

Hồ sơ

cá nhân

 

 

 

Tin khác