Quyết định số 3072/QĐ-BTP ngày 24/12/2018 ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2019

Đăng vào 21/07/2019 THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 3072/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRỌNG TÂM CỦA BỘ TƯ PHÁP NĂM 2019

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2019.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị khác có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, phối hợp thực hiện Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (để đăng);
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL.

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRỌNG TÂM CỦA BỘ TƯ PHÁP

NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3072/QĐ-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tư pháp)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CPngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP);

2. Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động) và lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

II. Yêu cầu

1. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP .

2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.

3. Bảo đảm sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành

1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật

2.1. Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

a) Nội dung hoạt động: Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

b) Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch theo dõi về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, địa phương.

c) Cơ quan thực hiện: Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Thời gian thực hiện: Tháng 01/2019.

đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành, địa phương.

2.2. Xây dựng và ban hành Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

a) Nội dung hoạt động: Tổ chức rà soát, tổng hợp, xây dựng Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

b) Sản phẩm đầu ra: Ban hành Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

d) Thời gian thực hiện: Quý I/2019.

đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.

2.3. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

a) Nội dung hoạt động

- Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

b) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý hoặc Văn bản kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.

c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

d) Thời gian thực hiện: Cả năm 2019.

đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.

2.4. Kiểm tra liên ngành tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

a) Nội dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra liên ngành theo Kế hoạch này và kiểm tra đột xuất về tình hình thi hành pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

b) Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra tình hình chung về thi hành chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại một số UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Sản phẩm đầu ra: Thông báo Kết luận kiểm tra.

d) Đoàn kiểm tra liên ngành do Lãnh đạo Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, thành viên là đại diện của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương khác có liên quan.

đ) Địa điểm kiểm tra liên ngành: Dự kiến kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Khánh Hòa và một số địa phương khác.

Việc kiểm tra đột xuất sẽ được tiến hành theo thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định căn cứ vào vụ việc cụ thể.

e) Thời gian kiểm tra: Quý III/2019.

f) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.

2.5. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

a) Nội dung hoạt động: Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

b) Sản phẩm đầu ra: Phiếu điều tra, khảo sát; Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát và xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

c) Cơ quan điều tra, khảo sát: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương khác có liên quan.

d) Đối tượng điều tra, khảo sát: Cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

đ) Địa điểm thực hiện điều tra, khảo sát: Dự kiến kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Khánh Hòa và một số địa phương khác.

e) Thời gian điều tra, khảo sát: Quý III/2019.

f) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.

2.6. Tổ chức Hội nghị xử lý kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành

a) Số lượng: 02 Hội nghị tại 02 miền.

b) Thành phần tham dự: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương khác có liên quan.

c) Thời gian: Tháng 10 - 11/2019.

II. Đối với lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp

1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở và kiểm tra văn bản quy phạm pháp pháp luật, cụ thể như sau:

1.1. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL và các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

1.2. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Cục QLXLVPHC&TDTHPL) và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh.

2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật

2.1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật

a) Nội dung hoạt động:

- Thu thập thông tin từ văn bản, báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật.

- Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân phản ánh, cung cấp.

b) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

a) Nội dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý, trong đó xác định rõ thời gian, đối tượng và địa điểm kiểm tra.

b) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra và các văn bản cần thiết khác trong phạm vi thẩm quyền.

2.3. Hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật

a) Nội dung hoạt động: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý.

b) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát.

2.4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Nội dung hoạt động

- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, kịp thời xử lý hạn chế, bất cập, vướng mắc đối với lĩnh vực được giao quản lý được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

- Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong 02 lĩnh vực được nêu tại Kế hoạch này sau khi có sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.

b) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

1. Bám sát Kế hoạch này để kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành mình;

2. Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật;

3. Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước;

4. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong Báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 của Bộ, ngành, cơ quan mình; gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/10/201để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

II. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:

1. Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn quản lý;

2. Chỉ đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch sau khi được ban hành;

3. Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

4. Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước;

5. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong Báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 của địa phương mình; gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/10/201để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

III. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp

1Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm sau đây:

1.1. Chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ban hành kế hoạch chi tiết về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp trong tháng 01/2019;

1.2. Chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt;

1.3. Xây dựng Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực được giao quản lý nhà nước, gửi Cục QLXLVPHC&TDTHPL trước ngày 15/10/2019 để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Cục Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

3. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tìm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế phục vụ hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

4. Cục Công nghệ thông tin, Báo Pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp trong phạm vi thẩm quyền được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL thường xuyên đưa tin, bài, phát hành các ấn phẩm phục vụ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trong đó đặc biệt là lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.

5. Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và thường xuyên báo cáo việc thực hiện Kế hoạch này./.

 

Tin khác